-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Hệ miễn dịch được ví như một chiếc rào chắn bảo vệ cơ thể chúng ta khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Tăng cường hệ miễn dịch là một việc vô cùng quan trọng trong thời điểm dịch bệnh hiện nay vì khi hệ miễn dịch hoạt động càng tốt thì nguy cơ mắc bệnh càng thấp. Chúng ta có thể dễ dàng cải thiện hệ miễn dịch thông qua các thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày. Trong bài viết này, NUTRI-PAX sẽ chia sẻ với bạn những loại thực phẩm giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch Các loại rau giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ - Bông cải xanh: trong bông cải xanh có chứa nhiều vitamin A, C, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường và bảo vệ hệ thống miễn dịch luôn khỏe mạnh. - Rau bina: Rau bina hay rau chân vịt, cải bó xôi là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Loại rau này giàu chất sắt, Vitamin C, A giúp cơ thể tăng sức đề kháng, Vitamin K, Canxi tốt cho xương và răng. Ngoài ra trong cải bó xôi còn chứa nhiều Vitamin C, E, carotenoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp khống được các tế bào ung thư ác tính trong cơ thể Các loại củ giúp tăng cường hệ miễn dịch Các loại củ như là khoai lang, cà rốt, củ dền, khoai mỡ, khoai tây,.. chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ đường ruột hoạt động tốt. Vì thế để giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn, bạn nên bổ sung những loại củ này vào trong thực đơn hàng ngày Các loại quả giúp tăng cường hệ thống miễn dịch - Trái cây có múi: các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi,...là lựa chọn tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe trẻ trong thời điểm dịch bệnh. Trong các loại trái cây có múi có chứa nhiều vitamin C làm tăng khả năng sản xuất các tế bào bạch cầu, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp sức đề kháng của chúng ta tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh - Quả mơ: Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong quả mơ có chứa nhiều vitamin A, C, kali, chất xơ và các chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm mắc các bệnh cảm cúm thông thường. Vì thế, ăn gì để tăng cường hệ miễn dịch thì quả mơ sẽ là lựa chọn tuyệt vời. Thực phẩm bổ sung tăng cường hệ miễn dịch Trong sữa chua có chứa các lợi khuẩn cho đường ruột, giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin D giúp điều chỉnh hệ thống miễn dịch và tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống lại bệnh tật. Vì thế chúng ta nên bổ sung sữa chua vào khẩu phần hằng ngày để tăng cường hệ miễn dịch. NUTRI-PAX _ Chuyên gia dinh dưỡng NUTRI-PAX cung cấp các gói dịch vụ: Khám, tư vấn online cho các MẸ và BÉ Tư vấn điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đến với chúng tôi, bạn sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ có những phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, để được tư vấn trực tiếp, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmI. Nguồn gốc 1.1. Men Vi Sinh (probiotic) Cơ thể không tự tổng hợp được, phải bổ sung từ bên ngoài. Tồn tại trong môi trường, các hốc tự nhiên và bề mặt da của cơ thể. Có rất nhiều chủng vi sinh vật sống và tồn tại với nhau, trong môi trường thuận lợi chúng kết hợp với nấm men tạo ra một số enzyme. 1.2. Men tiêu hóa (enzyme) Cơ thể tự tổng hợp được từ các tuyến như: tuyến nước bọt, gan, tụy… Sau khi tổng hơp, các enzyme có thể được đổ vào ống tiêu hóa hoặc tích trữ vào cơ quan phù hợp (ví dụ túi mật) Trong ống tiêu hóa (hoặc trong dung môi) có thể tồn tại nhiều loại enzyme khác nhau. II. Cấu trúc 2.1. Men Vi Sinh (probiotic) Là một sinh vật sống. Có cấu trúc dạng tế bào, có trao đổi chất và có khả năng sản sinh ra các chất trung gian hóa học Chia thành rất nhiều chủng khác nhau 2.2. Men tiêu hóa (enzyme) Không phải là sinh vật sống Có cấu trúc dạng phân tử hóa học Chia thành một số loại chính như: Amylase, Lipase, Proteinase, Cellulosase .. III. Công dụng 3.1. Men Vi Sinh (probiotic) Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập lại thế “cân bằng” của hệ vi sinh trong cơ thể. Tác động toàn diện và rộng rãi lên nhiều cơ quan khác nhau như: Tác dụng lên chức năng của hệ tiêu hóa. Tác dụng lên hệ miễn dịch. Tác dụng lên hấp thu và chuyển hóa cholesterol, lipid, glucid … Tác dụng lên bề mặt da, niêm mạc của các hốc tự nhiên. Được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị và phòng nhiều bệnh lý khác nhau: Tiêu chảy, Rối loạn tiêu hóa, Tăng miễn dịch, Rối loạn mỡ máu, Béo phì…. và trong mỹ phẩm 3.2. Men tiêu hóa (enzyme) Dưới tác động của các Enzyme men tiêu hóa, thức ăn được phân cắt thành dạng nhũ tương giúp nhung mao ruột có thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng để nuôi dưỡng cơ thể. Tinh bột được amylaza phân cắt thành các phân tử đường glucose, fructose Proteinase phân cắt protein thành các acid amin Lipase phân cắt lipid thành các acid béo đơn, có phân tử nhỏ dễ hấp thu IV. Hệ sinh thái (môi trường sống) 4.1. Men Vi Sinh (probiotic) Do là sinh vật sống, có cấu trúc dạng tế bào nên chúng sống cộng sinh với cơ thể và hình thành một hệ sinh thái gồm các vi khuẩn hữu ích, vi khuẩn có hại và nấm men. Ngày nay với sự phát triển của khoa học, đã chứng minh được nhiều vai trò quan trọng của hệ này, bởi vậy hệ sinh thái này còn được gọi là hệ Microbiome Microbiome có vai trò như “hệ gene thứ 2 của cơ thể” 4.2. Men tiêu hóa (enzyme) Không có hệ sinh thái Trong ống tiêu hóa có thể tồn tại một lúc nhiều loại Enzyme tiêu hóa Trong nghành công nghiệp dược và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các nhà sản xuất cũng có thể cho ra các sản phẩm chứa nhiều loại Enzyme trong cùng một dung môi mà không hề làm ảnh hưởng tới nhau. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #Kiếnthức_menvisinh #Fermentix #LAXIPLUS_LezEnfant
Đọc thêmVitamin là vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được bổ sung mỗi ngày. Nhưng bạn có biết loại vitamin nào là loại thiết yếu của cơ thể .Nếu thiếu chúng, cơ thể của bạn sẽ gặp một số bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe và vóc dáng. Trong bài viết này, NUTRIPAX sẽ cùng bạn tìm hiểu về các vitamin cần thiết cho cơ thể đó nhé! Những vitamin cần thiết cho cơ thể Theo các nghiên cứu khoa học thì có 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bao gồm vitamin A, C, D, E, K và vitamin nhóm B. Những loại vitamin này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong thực phẩm 1. Vitamin A Vitamin A tồn tại dưới hai hình thức là retinol và carotenoid, ngoài việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng khi về già, Vitamin A còn hoạt động như chất chống oxy hóa làm vô hiệu hóa các gốc tự do và giảm khả năng phá hoại của chúng, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu Vitamin A: trái cây màu cam hoặc đỏ, rau màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, gan động vật và một số loại ngũ cốc 2. Vitamin C Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic có vai trò quan trọng trong việc oxy hóa khử các gốc oxy hóa tự do, chữa lành các vết thương. Loại vitamin này là chất không thể thiếu giúp cơ thể hấp thụ sắt. Ngoài ra Vitamin C còn đảm nhận nhiệm vụ sản xuất tế bào hồng cầu mới, cung cấp oxy tới não và các tế bào khác của cơ thể Các loại quả thuộc họ cam, ớt, bông cải xanh và cà chua là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin C. 3. Vitamin D Vitamin D cùng với canxi giúp duy trì sự chắc khỏe của xương. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Lòng đỏ trứng gà, gan, cá và sữa là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D lý tưởng. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng. 4. Vitamin E Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin E còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đục thủy tinh thể và thậm chí cả ung thư. Nguồn vitamin E có trong các loại hạt và sản phẩm từ hạt, mầm lúa mì, dầu gan cá và bơ thực vật 5. Vitamin K Vitamin K giúp máu đông một cách nhanh chóng và chúng góp phần tạo ra protein cho các mô và xương. Củ cải đường và rau bina là loại thực phẩm đặc biệt giàu vitamin K. Bên cạnh đó kiwi, quả mâm xôi quả việt quất cũng có chứa rất nhiều vitamin K. 6. Vitamin nhóm B Vitamin nhóm B gồm: B1, B2, B3, B4, B5, B6, B8, B9, B12 Axit folic hay Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu không dung nạp đủ lượng axit folic trong giai đoạn này, con của bạn có thể bị khuyết tật ống thần kinh hoặc cột sống. Vitamin B9 cũng giúp sản xuất các tế bào máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu Vitamin B6 hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tạo điều kiện thuận lợi giúp não hoạt động tốt. Nếu cơ thể thiếu vitamin này rất dễ dẫn đến nguy cơ thiếu máu và thậm chí có thể mắc chứng trầm cảm Vitamin B12 còn được gọi là cyanocobalamin có tác dụng hữu ích trong việc hình thành các tế bào mới, sản xuất protein cũng như hỗ trợ tích cực cho quá trình trao đổi chất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vitamin nhóm B trong các thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày như gạo, ngũ cốc, thịt, sữa, hoa quả,... NUTRI-PAX _Chuyên gia dinh dưỡng NUTRI-PAX cung cấp các gói dịch vụ: Khám, tư vấn online cho các MẸ và BÉ Tư vấn điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đến với chúng tôi, các bé sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ có những phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, để được tư vấn trực tiếp, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmTrong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng mà mẹ bầu sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi mang thai, để thai nhi phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các dưỡng chất mà các mẹ nên bổ sung để có một thai kỳ khỏe mạnh 1. Sắt Sắt là khoáng chất cần thiết để sản sinh ra máu, nuôi dưỡng các hồng cầu của thai nhi, giúp thai nhi phát triển bình thường. Để có đủ sắt, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các nhóm thực phẩm như: các loại thịt màu đỏ đặc biệt là thịt bò, gan động vật, khoai tây hoặc uống thêm viên bổ sung sắt dưới sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng 2. Canxi Canxi là khoáng chất cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở em bé. Khi mang thai nếu người mẹ không có đủ canxi thì bé sẽ dễ bị nhiều biến chứng như còi xương. Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, tôm, cua, cá hồi, cải thìa.. cũng là những thực phẩm chứa nhiều canxi. 3. Kẽm Với bà bầu, thiếu kẽm dễ bị nôn ói kéo dài, thai nhẹ cân, kém phát triển. Nếu thông qua ăn uống không đủ kẽm, mẹ cần uống thêm thực phẩm bổ sung kẽm và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt bò, gan bò, các ngũ cốc thô, rau của quả… 4. Axit folic Axit folic là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và phân chia các tế bào và đồng thời giúp phòng ngừa những dị tật về thần kinh ở thai nhi. Bạn có thể bổ sung axit folic bằng cách ưu tiên chọn các nhóm thực phẩm rau xanh, các loại rau mầm và các loại quả như cam, bơ, cà chua, và các loại gạo nguyên cám, ngũ cốc dinh dưỡng… 5. Omega 3 Hai acid béo không no có trong Omega 3 là DHA và EPA được chứng minh có tác dụng tốt cho tim mạch, giảm xơ vữa động mạch và tốt cho não bộ. Ngoài ra việc tăng cường Omega 3 còn có tác dụng phòng tránh trầm cảm, giảm rạn da bụng cho bà bầu, giúp bé phát triển não bộ. Nguồn Omega 3 có chủ yếu trong các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá xacđin (sardines). 6. Vitamin D Khi mang thai, nếu cơ thể người mẹ không có đủ Vitamin D, ngoài bị loãng xương thì mẹ dễ bị tiểu đường, nhiễm trùng âm đạo và có nguy cơ bị tiền sản giật cao, gây nguy hiểm cho mẹ và con. Đối với thai nhi, thiếu vitamin D trẻ dễ bị nhẹ cân, còi xương bào thai, sau khi sinh trẻ dễ bị bẹp đầu do hộp sọ bị mềm, chậm phát triển hệ xương và miễn dịch… Việc bổ sung đầy đủ vitamin D trong suốt thai kỳ rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của em bé sau này. Vitamin D có nhiều nhờ hấp thu từ ánh nắng mặt trời và có nhiều trong gan, trứng, cá biển, dầu gan cá. 7. Chất xơ Chất xơ giúp bà bầu duy trì trọng lượng ổn định, giữ lượng đường trong máu ổn định, đồng thời ngăn ngừa táo bón thai ký. Chất xơ có mặt ở hoa quả, rau xanh, đậu đỗ, ngũ cốc…Ăn ít chất xơ dễ bị táo bón và còn làm tăng nguy cơ dư cân ở bà bầu. May mắn là chất xơ khá dồi dào trong hoa quả, củ, đậu đỗ, rau xanh, nhất là táo, súp lơ, quả dâu rất nhiều chất xơ nên dễ dàng để bổ sung. 8. NUTRI-PAX _Chuyên gia dinh dưỡng NUTRI-PAX cung cấp các gói dịch vụ: Khám, tư vấn online cho các MẸ và BÉ. Tư vấn điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đến với chúng tôi, bạn sẽ được các Chuyên gia Dinh dưỡng kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ có những phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, để được tư vấn trực tiếp, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmCanxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc duy trì sức khỏe xương khớp và hoạt động sống của con người. Thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xương khớp, đặc biệt là loãng xương khiến xương bị yếu, giòn và dễ gãy. 1. Vai trò của canxi với cơ thể và cơ xương khớp Canxi chiếm tới 1,5%-2% trọng lượng cơ thể, trong đó đến 98-99% tập trung ở xương và răng, lượng canxi còn lại (khoảng 1%) nằm trong máu và các tế bào. Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương, giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi dậy thì, giúp duy trì một bộ xương chắc khỏe. Canxi còn có vai trò quan trọng đối với hệ cơ, hiện tượng co cơ sẽ không thể thực hiện nếu không có mặt của Canxi. Nên có thể nói canxi là nguyên tố không thể thiếu được đối với việc duy trì và đảm bảo cho hệ cơ vận động, đặc biệt duy trì nhịp đập của tim, quá trình đông máu và nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể. 2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi? Thiếu canxi trong cơ thể thường do hai nhóm nguyên nhân: - Suy dinh dưỡng (chế độ ăn uống hằng ngày nghèo dinh dưỡng, không đủ canxi, thiếu vitamin D) - Do rối loạn chuyển hóa canxi (bởi rối loạn nội tiết tố, lão hóa, do lối sống thiếu vận động) 3. Tác hại của thiếu canxi - Đối với trẻ em: Dấu hiệu sớm của thiếu canxi là hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo). Và nếu thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng còi xương, làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, dẫn tới trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ 0), gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn. - Đối với người trưởng thành: Đặc biệt là người tuổi cao, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, thiếu canxi sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, xốp xương và xương giòn dễ gẫy. Bên cạnh đó, có thể gặp dấu hiệu của suy nhược thần kinh, tê chân tay, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ, dễ cáu gắt, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Khi thiếu canxi huyết: Sẽ gây hội chứng hạ canxi huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Dấu hiệu nhẹ, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như: tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván. 4. Bổ sung canxi qua chế độ ăn như thế nào? Trung bình, một người trưởng thành cần bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 50 - 60% nhu cầu hàng ngày đó. Canxi được nạp vào cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày, bởi vậy chúng ta nên chọn các loại thực phẩm giàu canxi như: Các món hải sản (tôm, cua, sò, cá...) Các loại rau màu xanh đậm (rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây...) là những thực phẩm tốt cho sức khỏe xương. Vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương. Nguồn canxi quý giá từ sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai... 5. Giải pháp cho bạn từ NUTRI-PAX _Chuyên gia dinh dưỡng NUTRI-PAX cung cấp các gói dịch vụ: Khám, tư vấn online cho các mẹ và bé Tư vấn điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đến với chúng tôi, bạn sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ có những phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, để được tư vấn trực tiếp, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmCanxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động sống của con người. Nếu cơ thể thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Chính vì thế mà chúng ta không nên chủ quan với những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu canxi. Trong bài viết hôm nay, NUTRIPAX xin chia sẻ với các bạn những dấu hiệu này, để các bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng của mình và có hướng xử lý phù hợp nhất. 1. Canxi đóng vai trò như thế nào đối với con người? Trong cơ thể, Canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể người. Canxi tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay,… Trong cơ thể người, canxi cấu tạo nên xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của tế bào và quá trình đông máu. Không thể phủ nhận rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích bổ sung vừa đủ lượng canxi để hạn chế nguy cơ thiếu canxi, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan, gây ra nhiều bệnh về xương khớp 2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu canxi? Tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc là suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Nhưng lý do chính đó là người dân ăn uống không đầy đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 - 60% yêu cầu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi bạn gặp vấn đề rối loạn chuyển hóa canxi, do nội tiết tố không ổn định. Trong trường hợp này, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể kém hơn so với bình thường dù đã được bổ sung đầy đủ canxi. 3. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng Thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, chúng ta không thể chủ quan trước hiện tượng này. Ngay từ bây giờ, bạn nên nắm được những dấu hiệu bất thường nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi. 3.1. Các dấu hiệu liên quan đến xương khớp, răng và móng tay Khi bị thiếu canxi, chúng ta sẽ gặp phải một số hiện tượng như chuột rút, thường xuyên bị đau ở bắp đùi, nách hoặc là cánh tay,…. bạn có thể cảm thấy tê mỏi chân tay, lưng hoặc vai gáy nếu phải giữ nguyên một tư thế quá lâu. Đối với người cao tuổi, nếu bị thiếu canxi trầm trọng, họ có thể gặp các bệnh về loãng xương, thoái hóa các đốt sống,… Bên cạnh đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, răng của bạn sẽ trở nên yếu ớt hơn một cách bất thường, các móng tay, móng chân trở nên yếu đi, giòn hơn và cực kỳ dễ gãy. 3.2. Các dấu hiệu liên quan tới hệ thần kinh Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều tác động. Bình thường, canxi sẽ phối hợp với một số nguyên tố khác kiểm soát xung điện trong cơ thể và giảm nguy cơ co giật. Khi bị thiếu hụt canxi, nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao và có thể bị mất ngủ liên tục, chất lượng giấc ngủ rất kém. 4. Nên làm gì để hạn nguy cơ thiếu canxi? Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế nguy cơ thiếu canxi, mọi người nên chủ động bổ sung đầy đủ khoáng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm chứa canxi có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như hải sản: tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm của chúng. Bên cạnh đó, hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao sẽ vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất. 5. NUTRIPAX - Trung tâm tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn NUTRIPAX cung cấp các gói dịch vụ khám, tư vấn, điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi. Đến với chúng tôi, các bé sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ được tư vấn dinh dưỡng và có những phác đồ chăm sóc dinh dưỡng hoặc điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Thiếu canxi hiện là một tình trạng khá phổ biến nên các bạn không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêm1. Khi nào nên dùng men vi sinh? Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, do virus, do dị ứng thức ăn, do xạ trị trong ung thư Trẻ dùng kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng. Trẻ bị bất dung nạp đường lactose có trong sữa. Ngoài ra, men vi sinh còn được sử dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như: táo bón, đầy bụng khó tiêu, viêm dạ dày do vi khuẩn HP… 2. Tại sao men vi sinh lại hỗ trợ điều trị cả “Tiêu chảy” và “Táo bón”? 2.1. Men vi sinh hỗ trợ trị tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, số lần đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên. Tiêu chảy được chia làm 3 loại: Tiêu chảy cấp tính (kéo dài từ một ngày đến 1 tuần) Tiêu chảy bán cấp (kéo dài trong khoảng 3 tuần) Tiêu chảy mạn tính (kéo dài trên 4 tuần). Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy: Sử dụng kháng sinh kéo dài Do nhiễm virus, nhiễm kí sinh trùng, dị ứng thức ăn,… Do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chảy làm rối loạn tiêu hóa của trẻ, mất nước, rối loạn điện giải, tiêu chảy kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy thường mất lớp lợi khuẩn bảo vệ đường ruột nên việc bổ sung men vi sinh là cần thiết. Mặt khác, hệ vi sinh đường ruột của trẻ thường chưa ổn định, vì vậy cần bổ sung thêm lợi khuẩn để lấy lại hệ cân bằng đường ruột, khống chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại gây tiêu chảy, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Nếu bé đến bị tiêu chảy trên 3 ngày, sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là lý do làm kéo dài thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ. Chính vì vậy bổ sung sớm men vi sinh cho trẻ là phương pháp tốt nhất để hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Lưu ý: Không tụ dùng kháng sinh trong trị tiêu chảy, dùng kháng sinh không đúng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn 2.2. Men vi sinh hỗ trợ trị táo bón Táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, khi táo bón phân bị tích lại trong ruột già khiến trẻ bị đau bụng, khó chịu, quấy khóc nhiều. Nguyên nhân dẫn đến táo bón: Do chế độ ăn của trẻ thiếu chất xơ và ít nước nên sẽ làm cản trở quá trình lợi khuẩn phân hủy các chất cặn bã trong ruột. Do dị dạng tại đường tiêu hóa (khúc ruột già), do giảm nhu động ruột hoặc chức năng ruột chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất xơ, làm cho phân khô cứng, các lợi khuẩn không có “nguyên liệu” để sinh sống và không làm xốp, mềm phân được. Nếu táo bón kéo dài sẽ dẫn dến hiện tượng lười ăn, từ đó có thể sẽ thiếu chất làm chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng. Chính vì vậy cần bổ sung men vi sinh để tăng cường số lượng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất cặn bã trong ruột, đặc biệt nên bổ sung các loại men vi sinh có thêm chất xơ hòa tan (liệu pháp Synbiotic) để lợi khuẩn phát triển và phát huy tối đa chức năng của mình. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #Kiếnthức_menvisinh #Fermentix #LAXIPLUS_LezEnfant
Đọc thêm