-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Khi dùng Kẽm liều cao, kéo dài (thường với liều 50-60mg/ ngày trong thời gian 8-10 tuần) sẽ xuất hiện một trong số dấu hiệu sau: Buồn nôn và nôn Mất cảm giác ngon miêng, biếng ăn Tiêu chảy Có thể có con đau quặn bụng Đau đầu Rối loạn và giảm chức năng hệ miễn dịch Giảm lượng acid béo tốt DHL trong máu Gây nguy cơ gây giảm hấp thu một số khoáng khác như Đồng, Sắt… Cách dự phòng thiểu Kẽm bằng bổ sung các chế phẩm kẽm (dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe) Cán bộ y tế, chuyên gia dinh dưỡng là người tư vấn liều dự phòng thiếu Kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm. Liều bổ sung dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày. Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày. Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày. Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày. Phụ nữ có thai 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày. Có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, cho trẻ kém ăn, chậm tăng cân, trẻ không được bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, phụ nữ mang thai. Cách phòng để không thừa kẽm. Để đảm bảo không bị thừa Kẽm, có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, các mẹ nên lưu ý: Nói không với việc tự dùng Kẽm liều cao để bổ sung cho con hàng ngày Nên tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm được liều phù hợp cho con mình Ưu tiên chọn các chế phẩm có hàm lượng Kẽm được xây dựng theo nhu cầu khuyến nghị cho từng lứa tuổi Nên chọn các thực phẩm giầu =kẽm cho bữa ăn hàng ngày của bé. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêmKhi thiếu Kẽm, không có triệu chứng rõ rệt, nhưng lại ảnh hưởng ngay đến sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể bé. Một số biểu hiện sớm thường gặp mà chúng ta nên nghĩ tới thiếu Kẽm: Mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ Biếng ăn, giảm hoặc mất sự ngon miệng, tiêu hóa kém Dễ nhiễm trùng Chậm tăng trưởng chiều cao và thể chất Giai đoạn nặng hơn có thể dẫn đến các biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, từ cấu trúc của các cơ quan bên ngoài đến chức năng của các cơ quan bên trong: Da: Viêm da, da dày sừng, sạm da và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vảy cá). Tóc: Rụng tóc nhiều, nhất là ở phần chân tóc trước trán gây hói, sợi tóc mỏng, dẹt, giảm sắc tố, dễ gãy. Móng: Bểu hiện loạn dưỡng móng như mất bóng, nhăn, có vệt trắng, chậm mọc… Mắt: Giác mạc khô, ngứa, giảm tiết nước mắt. Niêm mạc: Môi khô tróc vảy, lở mép, dễ bị các áp-tơ trong niêm mạc miệng, viêm quanh hậu môn, âm hộ… Hệ tiêu hóa: Mất vị giác, biếng ăn, dễ bị tiêu chảy. Hệ miễn dịch: Giảm miễn dịch nên nhiễm trùng tái diễn. Hệ thần kinh: Có thể kích thích hay giảm hoạt động thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động. Hệ sinh dục: Chậm phát triển giới tính, giảm chức năng tuyến sinh dục… Phát triển thể chất: Chậm tăng trưởng ở trẻ em hoặc bào thai, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ bị thiếu Kẽm trong bào thai có thể chào đời với tình trạng suy dinh dưỡng bào thai cộng với các biểu hiện tổn thương trên da, lông, tóc, móng. #Nhómnguycơ_thiếuKẽm Các đối tượng sau dễ có nguy cơ bị thiếu Kẽm: Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt suy dinh dưỡng thể thấp còi, suy dinh dưỡng thiếu cân mức độ nặng Trẻ đẻ non, trẻ ăn sữa ngoài không được bú sữa mẹ Trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, trẻ em tuổi học đường. Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Người nghiện rượu, người ăn chay, đặc biệt là ăn chay trường. Những người bị rối loạn tiêu hóa (viêm ruột, loét miệng, viêm đại tràng). Bệnh thận mãn tính, thiểu năng tuyến tuỵ, tiểu đường... Người nghiện rượu Vùng kinh tế khó khăn, khẩu phần ít thức ăn nguồn động vật, thức ăn nguồn thực vật với ngũ cốc là nguồn cơ bản, khẩu phần nhiều chất ức chế hấp thu kẽm. Vùng có tỷ lệ thiếu sắt, thiếu vitamin A ở mức ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. #Yếu tố nguy cơ thiếu Kẽm trong cộng đồng Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi: Chỉ số về suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi là một chỉ số tốt phản ánh thiếu kẽm trên cộng đồng. Ngưỡng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ³ 20% được Tổ chức y tế thế giới coi là thiếu kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Lượng kẽm trong khẩu phần: Là chỉ số đánh giá nguy cơ thiếu kẽm. Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ, kết hợp với hỏi về tần xuất tiêu thụ những thực phẩm giàu kẽm, sắt, thức ăn nguồn gốc động vật, nguồn thực vật nhiều phytat... trong tuần, trong tháng, có thể nhận định về lượng kẽm khẩu phần. Tỷ lệ thiếu máu: Kẽm và sắt hầu như có cùng sự phân bố và nguồn gốc trong các thức ăn. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu sắt, kẽm cũng tương tự nhau. Chỉ số phối hợp: Suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) của trẻ em < 5 tuổi và tỷ lệ đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm khẩu phần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi > 20%, kết hợp tỷ lệ > 25% đối tượng có nguy cơ thiếu Kẽm khẩu phần, được coi là thiếu Kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Khi suy dinh dưỡng thể thấp còi < 10% và < 15% thiếu Kẽm khẩu phần được coi là ít có nguy cơ thiếu Kẽm. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêmTopic trước chúng ta được biết đến vai trò của Kẽm rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhu cầu bổ sung Kẽm hàng ngày nhé. Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu bổ sung Kẽm hàng ngày của các lứa tuổi như sau: Do cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh khoáng chất quan trọng này, vì vậy việc ăn nhiều thực phẩm giàu Kẽm hằng ngày là rất cần thiết. => Để biết được những “Dấu hiệu thiếu Kẽm” chúng ta cùng theo theo topic tiếp theo nhé. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêmTrong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau để duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh. Trong bài này, chúng tôi đề cập tới vai trò của Kẽm đối với phát triển của trẻ em và bảo vệ sức khỏe, mời các mẹ tham khảo. 1. Kẽm là vi khoáng cần thiết cho sức khỏe, Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. 2. Lượng Kẽm trong cơ thể khoảng 2-3g, phân bổ không đồng đều ở các cơ quan: Chúng có nhiều ở tinh hoàn (300mcg/g). Sau đó là ở tóc (150mcg/g). Xương (100mcg/g). Gan, thận, cơ vân, da, não. 3. Kẽm là vi khoáng thứ 2 hiện diện ở hầu hết các tế bào, chỉ đứng sau Sắt. Điều đó cho thấy mức độ quan trọng của nó như thế nào. Kẽm tham gia vào hầu hết các hoạt động trong cơ thể như: Tham gia vào hoạt động của hơn 200 loại enzyme. Tham gia vào phân chia tế bào và cấu trúc gene. Tham gia tổng hợp DNA và tổng hợp protein. Có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì kẽm kích thích sự phát triển các tế bào lympho T và lympho B, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng, giúp nhanh liền vết thương, vết loét. Giúp điều hoà vi giác, cảm giác ăn ngon miệng. Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi (do thời kì này các tế bào phát triển rất nhanh), trong việc phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh. Kẽm đặc biệt quan trọng với trẻ em và thanh thiếu niên , giúp trẻ em phát triển toàn diện. 4. Tuy có vai trò quan trọng như trên, nhưng các biểu hiện của thiếu Kẽm lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Ví dụ: Mất cảm giác thèm ăn, rụng tóc, chức năng hệ miễn dịch suy yếu, tiêu chảy, tổn thương da và mắt, tăng trưởng chậm ở trẻ em. 5. Hơn nữa, cơ thể bạn không tự tổng hợp và tích trữ Kẽm trong được, đời sống sinh học của Kẽm ngắn (khoảng 12,5 ngày), do vậy cần được bổ sung Kẽm hàng ngày qua đường thực phẩm ăn uống. => Xin theo dõi topic tiếp theo: “Nhu cầu bổ sung Kẽm hàng ngày” #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêm