-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
1. Nên bổ sung men vi sinh (probiotic) khi nào? Khi có các dấu hiệu bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt ở “trẻ em” như: Trẻ em bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài phân sống, biếng ăn, chậm lớn Trẻ em và người lớn bị đầy bụng, khó tiêu Tiêu chảy do nhiều nguyên nhân khác nhau Táo bón … Khi có dấu hiệu hoặc nguy cơ loạn khuẩn đường ruột (mất cân bằng hệ vi sinh) do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Dùng kháng sinh Hóa trị, xạ trị, Dùng thuốc điều trị bệnh mạn tính... Bệnh mạn tính đường tiêu hóa như: Viêm đại trực tràng, viêm đường ruột Hội chứng ruột kích thích (IBS), hội chứng Crohn Viêm loát dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản… Ngoài ra trẻ em mới sinh có hệ vi sinh vật đường ruột chưa hoàn thiện, cũng được khuyến cáo nên bổ sung thêm men vi sinh. Khi sống tại vùng có dịch tiêu chảy hoặc di chuyển qua vùng đang có dịch tiêu chảy Người bị các bệnh rối loạn chuyển hóa: béo phì, mỡ máu, tiểu đường… (nghiên cứu cho thấy một số chủng men có tác dụng giảm hấp thu glucose, lipid xấu...) 2. Chọn men vi sinh (probiotic) như thế nào? 2.1. Chọn chủng men và số lượng tế bào men (CFU) phù hợp Nên chọn loại men vi sinh đã được phân lập tới cấp nhỏ nhất là “chủng”. Ví dụ: Lactobacillus acidophilus HA122 (chi Lactobacillus + loài Acidophilus + chủng HA122) Chọn chủng phù hợp với triệu chứng bệnh hay mục đích phòng và điều trị bệnh (mỗi chủng men sẽ cho hiệu quả cao với một bệnh cụ thể) Số lượng men từ 10 mũ 8 tế bào (CFU) trở lên 2.2. Chọn nhà sản xuất uy tín Mỗi nhà sản xuất có một “bí quyết” sản xuất khác nhau, từ nguyên liệu là các chủng men, tới các chất xúc tác, qui trình sản xuất, dạng bào chế (dạng lỏng hay viên hay cốm), quy cách đóng gói (mono dose). Chúng tạo nên hiệu quả và thương hiệu riêng cho sản phẩm của nhà sản xuất. Để chọn đúng nhà sản xuất nên tham khảo các chứng nhận nhà máy đạt được: Đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt và an toàn cho người: GMP hoặc HACCP; Tiêu chuẩn ISO, FDA Các nghiên cứu khoa học của chủng men được đưa vào sản xuất. Các chủng men có bản quyền không? Có phù hợp với mục đích điều trị không ? (cần phát huy tác dụng tại dạ dày, ruột non hay đại tràng...) 2.3. Chọn dạng men vi sinh phù hợp Để chọn được dạng men vi sinh phù hợp, chúng ta cần phải biết rõ đặc điểm của từng loại, điểm mạnh, điểm yếu. Hiện tại có 3 dạng men vi sinh chính: Bào tử men Men bất hoạt Men sống 2.4. Chọn dạng bào chế Mỗi dạng bào chế sẽ có các điểm mạnh khác nhau, dưới đây là 3 dạng men vi sinh hạy gặp với các đặc điểm cụ thể như sau: Dạng lỏng Ưu điểm: Dễ dùng cho trẻ em và bệnh nhân khó nuốt hoặc không nuốt được phải ăn qua “sonde”. Dễ hấp thu, phát huy tác dụng nhanh Có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước, thuận tiện khi dùng Thường đóng dạng lọ, ống theo liều dùng hàng ngày hoặc dạng nhỏ giọt nên chia liều khá chính xác và dễ dàng Nhược điểm: Dễ bị tác động bởi điều kiện môi trường và độ pH dạ dày Chặt chẽ trong bảo quản và vận chuyển Khó sản xuất Dạng viên Ưu điểm: Dễ bảo quản và dễ vận chuyển hơn dạng lỏng Dễ sản xuất hơn dạng lỏng Có thể giảm thiểu được tác động bởi acid dạ dày (nhờ công nghệ viên tan rã chậm) Nhược điểm: Khả năng hấp thu không tốt bằng dạng lỏng Khó nuốt cho người già và trẻ em Trẻ nhỏ không sử dụng được Số lợi khuẩn còn sống sót so với số lượng công bố, sau một thời gian lưu hành đang là câu hỏi lớn cho các nhà sản xuất Một số bệnh dạ dày cần dùng men vi sinh, cần phát huy tác dụng tại dạ dày cũng là một câu hỏi khó cho các nhà sản xuất. Dạng cốm Ưu điểm: Tương tự dạng viên Dùng được cho cả người lớn và trẻ em Khả năng hấp thu tốt hơn dạng viên Sản xuất được dạng “micro pellet”, giúp xuyên qua hàng rào pH dạ dày tốt hơn Nhược điểm: Số lợi khuẩn còn sống sót so với số lượng công bố, sau một thời gian lưu hành đang là câu hỏi lớn cho các nhà sản xuất Một số bệnh dạ dày cần dùng men vi sinh, cần phát huy tác dụng tại dạ dày cũng là một câu hỏi khó cho các nhà sản xuất. 3. Nên chọn dạng 1 chủng men vi sinh hay nhiều chủng? Có kết hợp chất xơ và vitamin hay không? 3.1. Dạng 1 chủng đơn thuần Ưu điểm: Phát huy tác dụng tối đa nếu chọn đúng chủng, phù hợp với mục đích phòng bệnh hay điều trị bệnh Nhược điểm: Khó xác định tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật là do thiếu hụt chủng nào. 3.2. Dạng kết hợp nhiều chủng Ưu điểm: Phát huy tác dụng hiệp đồng, hiệu quả rộng, đạt được mục đích điều trị Nhược điểm: Khó xác định được tỉ lệ giữa các chủng như thế nào là tối ưu 3.3. Dạng nhiều chủng men + prebiotic + vitamin nhóm B Ưu điểm: Ngoài phát huy tác dụng hiệp đồng, hiệu quả rộng, đạt được mục đích điều trị, dạng men này còn có: + Prebiotic: như một nguồn dưỡng chất hỗ trợ cho hệ men vi sinh (probiotic) sinh sôi và phát triển + Vitamin nhóm B: là các co-enzyme hỗ trợ đắc lực cho quá trình chuyển hóa của cơ thể và của chính các tế bào men. Nhược điểm: Trên thị trường chưa có nhiều sản phẩm để lựa chọn (vì đòi hỏi công nghệ sản xuất rất cao, không phải nhà sản xuất nào cũng đáp ứng được) #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #Kiếnthức_menvisinh #Fermentix #LAXIPLUS_LezEnfant
Đọc thêmTheo tiếng Hy Lạp Men Vi Sinh (Probiotic) có ý nghĩa như sau: Pro: là bắt đầu (khởi nguồn) Bio: là sống (sự sống) Bởi vậy Men Vi Sinh (Probiotic) nghĩa là “khởi nguồn cho sự sống” Có nhiều khái niệm khác nhau xoay quanh Men Vi Sinh, xin nêu một số khái niệm mà được nhiều nhà khoa học đồng thuận: Men Vi Sinh (Probiotic) là các vi sinh vật hữu ích (bao gồm cả nấm men), nếu được đưa vào cơ thể với số lượng hợp lí sẽ đem lại “tác dụng tốt” cho sức khỏe người sử dụng. Các nhà sinh vật học: Van De Kerkove (1979), Barrows và Deam (1985), Lestradet (1995) cùng cho rằng: Men Vi Sinh (Probiotic) được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị và phòng ngừa bệnh: Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu Các bệnh lý đường tiêu hóa Bệnh rối loạn chuyển hóa (béo phì, tăng mỡ máu) Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): Men Vi Sinh (Probiotic) là các vi sinh vật sống khi được đưa một lượng cần thiết (hợp lí) vào cơ thể sẽ đem lại hiệu quả có lợi cho sức khỏe. Rất nhiều người thường gọi chung là “men tiêu hóa” cho các sản phẩm có thành phần là “Men Vi Sinh" (Probiotic) và “Enzyme" tiêu hóa. Chúng ta cần phân biệt rõ “Men Vi Sinh" (Probiotic) và “Enzyme" tiêu hóa bởi chúng hoàn toàn khác nhau và nếu sử dụng không đúng sẽ không tốt cho người dùng và có thể để lại hậu quả không mong muốn Men Vi Sinh (Probiotic): có cấu trúc tế bào, là một sinh vật sống Men tiêu hóa (enzyme): Có cấu trúc hóa học, bản chất là protein, là những chất xúc tác sinh học cho hầu hết các phản ứng chuyển hóa xảy ra trong cơ thể. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #Kiếnthức_menvisinh #Fermentix #LAXIPLUS_LezEnfant
Đọc thêmKhi dùng Kẽm liều cao, kéo dài (thường với liều 50-60mg/ ngày trong thời gian 8-10 tuần) sẽ xuất hiện một trong số dấu hiệu sau: Buồn nôn và nôn Mất cảm giác ngon miêng, biếng ăn Tiêu chảy Có thể có con đau quặn bụng Đau đầu Rối loạn và giảm chức năng hệ miễn dịch Giảm lượng acid béo tốt DHL trong máu Gây nguy cơ gây giảm hấp thu một số khoáng khác như Đồng, Sắt… Cách dự phòng thiểu Kẽm bằng bổ sung các chế phẩm kẽm (dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe) Cán bộ y tế, chuyên gia dinh dưỡng là người tư vấn liều dự phòng thiếu Kẽm cho các đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm. Liều bổ sung dự phòng thiếu kẽm tương ứng với nhu cầu sinh lý hàng ngày. Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg kẽm nguyên tố/ngày. Trẻ từ 4-13 tuổi: 10mg kẽm nguyên tố/ngày. Người lớn: 15mg kẽm nguyên tố/ngày. Phụ nữ có thai 15 - 25mg kẽm nguyên tố/ngày. Có thể dùng theo từng đợt từ vài tuần đến vài tháng, cho trẻ kém ăn, chậm tăng cân, trẻ không được bú mẹ, trẻ sinh thiếu tháng nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, phụ nữ mang thai. Cách phòng để không thừa kẽm. Để đảm bảo không bị thừa Kẽm, có thể gây nhiều tác dụng phụ không mong muốn, các mẹ nên lưu ý: Nói không với việc tự dùng Kẽm liều cao để bổ sung cho con hàng ngày Nên tư vấn bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để tìm được liều phù hợp cho con mình Ưu tiên chọn các chế phẩm có hàm lượng Kẽm được xây dựng theo nhu cầu khuyến nghị cho từng lứa tuổi Nên chọn các thực phẩm giầu =kẽm cho bữa ăn hàng ngày của bé. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêmKhi thiếu Kẽm, không có triệu chứng rõ rệt, nhưng lại ảnh hưởng ngay đến sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể bé. Một số biểu hiện sớm thường gặp mà chúng ta nên nghĩ tới thiếu Kẽm: Mệt mỏi, kém tập trung, hay buồn ngủ Biếng ăn, giảm hoặc mất sự ngon miệng, tiêu hóa kém Dễ nhiễm trùng Chậm tăng trưởng chiều cao và thể chất Giai đoạn nặng hơn có thể dẫn đến các biểu hiện tổn thương ở nhiều cơ quan khác nhau, từ cấu trúc của các cơ quan bên ngoài đến chức năng của các cơ quan bên trong: Da: Viêm da, da dày sừng, sạm da và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vảy cá). Tóc: Rụng tóc nhiều, nhất là ở phần chân tóc trước trán gây hói, sợi tóc mỏng, dẹt, giảm sắc tố, dễ gãy. Móng: Bểu hiện loạn dưỡng móng như mất bóng, nhăn, có vệt trắng, chậm mọc… Mắt: Giác mạc khô, ngứa, giảm tiết nước mắt. Niêm mạc: Môi khô tróc vảy, lở mép, dễ bị các áp-tơ trong niêm mạc miệng, viêm quanh hậu môn, âm hộ… Hệ tiêu hóa: Mất vị giác, biếng ăn, dễ bị tiêu chảy. Hệ miễn dịch: Giảm miễn dịch nên nhiễm trùng tái diễn. Hệ thần kinh: Có thể kích thích hay giảm hoạt động thần kinh, rối loạn nhận thức, mắc chứng ngủ lịm, chậm phát triển tâm thần vận động. Hệ sinh dục: Chậm phát triển giới tính, giảm chức năng tuyến sinh dục… Phát triển thể chất: Chậm tăng trưởng ở trẻ em hoặc bào thai, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ bị thiếu Kẽm trong bào thai có thể chào đời với tình trạng suy dinh dưỡng bào thai cộng với các biểu hiện tổn thương trên da, lông, tóc, móng. #Nhómnguycơ_thiếuKẽm Các đối tượng sau dễ có nguy cơ bị thiếu Kẽm: Trẻ em bị suy dinh dưỡng, đặc biệt suy dinh dưỡng thể thấp còi, suy dinh dưỡng thiếu cân mức độ nặng Trẻ đẻ non, trẻ ăn sữa ngoài không được bú sữa mẹ Trẻ hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, trẻ em tuổi học đường. Phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Người nghiện rượu, người ăn chay, đặc biệt là ăn chay trường. Những người bị rối loạn tiêu hóa (viêm ruột, loét miệng, viêm đại tràng). Bệnh thận mãn tính, thiểu năng tuyến tuỵ, tiểu đường... Người nghiện rượu Vùng kinh tế khó khăn, khẩu phần ít thức ăn nguồn động vật, thức ăn nguồn thực vật với ngũ cốc là nguồn cơ bản, khẩu phần nhiều chất ức chế hấp thu kẽm. Vùng có tỷ lệ thiếu sắt, thiếu vitamin A ở mức ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. #Yếu tố nguy cơ thiếu Kẽm trong cộng đồng Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi: Chỉ số về suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ dưới 5 tuổi là một chỉ số tốt phản ánh thiếu kẽm trên cộng đồng. Ngưỡng tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ³ 20% được Tổ chức y tế thế giới coi là thiếu kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Lượng kẽm trong khẩu phần: Là chỉ số đánh giá nguy cơ thiếu kẽm. Hỏi ghi khẩu phần 24 giờ, kết hợp với hỏi về tần xuất tiêu thụ những thực phẩm giàu kẽm, sắt, thức ăn nguồn gốc động vật, nguồn thực vật nhiều phytat... trong tuần, trong tháng, có thể nhận định về lượng kẽm khẩu phần. Tỷ lệ thiếu máu: Kẽm và sắt hầu như có cùng sự phân bố và nguồn gốc trong các thức ăn. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thu sắt, kẽm cũng tương tự nhau. Chỉ số phối hợp: Suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi) của trẻ em < 5 tuổi và tỷ lệ đối tượng có nguy cơ thiếu kẽm khẩu phần. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi > 20%, kết hợp tỷ lệ > 25% đối tượng có nguy cơ thiếu Kẽm khẩu phần, được coi là thiếu Kẽm có ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Khi suy dinh dưỡng thể thấp còi < 10% và < 15% thiếu Kẽm khẩu phần được coi là ít có nguy cơ thiếu Kẽm. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêmTopic trước chúng ta được biết đến vai trò của Kẽm rất quan trọng đối với cơ thể mỗi người, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nhu cầu bổ sung Kẽm hàng ngày nhé. Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu bổ sung Kẽm hàng ngày của các lứa tuổi như sau: Do cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh khoáng chất quan trọng này, vì vậy việc ăn nhiều thực phẩm giàu Kẽm hằng ngày là rất cần thiết. => Để biết được những “Dấu hiệu thiếu Kẽm” chúng ta cùng theo theo topic tiếp theo nhé. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêmTrong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cần rất nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau để duy trì cơ thể luôn khỏe mạnh. Trong bài này, chúng tôi đề cập tới vai trò của Kẽm đối với phát triển của trẻ em và bảo vệ sức khỏe, mời các mẹ tham khảo. 1. Kẽm là vi khoáng cần thiết cho sức khỏe, Kẽm được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa và được hấp thu ở ruột non. 2. Lượng Kẽm trong cơ thể khoảng 2-3g, phân bổ không đồng đều ở các cơ quan: Chúng có nhiều ở tinh hoàn (300mcg/g). Sau đó là ở tóc (150mcg/g). Xương (100mcg/g). Gan, thận, cơ vân, da, não. 3. Kẽm là vi khoáng thứ 2 hiện diện ở hầu hết các tế bào, chỉ đứng sau Sắt. Điều đó cho thấy mức độ quan trọng của nó như thế nào. Kẽm tham gia vào hầu hết các hoạt động trong cơ thể như: Tham gia vào hoạt động của hơn 200 loại enzyme. Tham gia vào phân chia tế bào và cấu trúc gene. Tham gia tổng hợp DNA và tổng hợp protein. Có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì kẽm kích thích sự phát triển các tế bào lympho T và lympho B, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng, giúp nhanh liền vết thương, vết loét. Giúp điều hoà vi giác, cảm giác ăn ngon miệng. Kẽm đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi (do thời kì này các tế bào phát triển rất nhanh), trong việc phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh. Kẽm đặc biệt quan trọng với trẻ em và thanh thiếu niên , giúp trẻ em phát triển toàn diện. 4. Tuy có vai trò quan trọng như trên, nhưng các biểu hiện của thiếu Kẽm lại vô cùng thầm lặng, tiềm tàng, khó chẩn đoán, dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Ví dụ: Mất cảm giác thèm ăn, rụng tóc, chức năng hệ miễn dịch suy yếu, tiêu chảy, tổn thương da và mắt, tăng trưởng chậm ở trẻ em. 5. Hơn nữa, cơ thể bạn không tự tổng hợp và tích trữ Kẽm trong được, đời sống sinh học của Kẽm ngắn (khoảng 12,5 ngày), do vậy cần được bổ sung Kẽm hàng ngày qua đường thực phẩm ăn uống. => Xin theo dõi topic tiếp theo: “Nhu cầu bổ sung Kẽm hàng ngày” #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #ZINCO_LezEnfant
Đọc thêm