-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sự khác nhau giữa Men vi sinh (probiotic) & Men tiêu hóa (enzyme)
Ngày đăng:
09/08/2021
Bởi: Ms Hè
I. Nguồn gốc
1.1. Men Vi Sinh (probiotic)
- Cơ thể không tự tổng hợp được, phải bổ sung từ bên ngoài.
- Tồn tại trong môi trường, các hốc tự nhiên và bề mặt da của cơ thể.
- Có rất nhiều chủng vi sinh vật sống và tồn tại với nhau, trong môi trường thuận lợi chúng kết hợp với nấm men tạo ra một số enzyme.
1.2. Men tiêu hóa (enzyme)
- Cơ thể tự tổng hợp được từ các tuyến như: tuyến nước bọt, gan, tụy…
- Sau khi tổng hơp, các enzyme có thể được đổ vào ống tiêu hóa hoặc tích trữ vào cơ quan phù hợp (ví dụ túi mật)
- Trong ống tiêu hóa (hoặc trong dung môi) có thể tồn tại nhiều loại enzyme khác nhau.
II. Cấu trúc
2.1. Men Vi Sinh (probiotic)
- Là một sinh vật sống.
- Có cấu trúc dạng tế bào, có trao đổi chất và có khả năng sản sinh ra các chất trung gian hóa học
- Chia thành rất nhiều chủng khác nhau
2.2. Men tiêu hóa (enzyme)
- Không phải là sinh vật sống
- Có cấu trúc dạng phân tử hóa học
- Chia thành một số loại chính như: Amylase, Lipase, Proteinase, Cellulosase ..
III. Công dụng
3.1. Men Vi Sinh (probiotic)
- Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập lại thế “cân bằng” của hệ vi sinh trong cơ thể.
- Tác động toàn diện và rộng rãi lên nhiều cơ quan khác nhau như:
- Tác dụng lên chức năng của hệ tiêu hóa.
- Tác dụng lên hệ miễn dịch.
- Tác dụng lên hấp thu và chuyển hóa cholesterol, lipid, glucid …
- Tác dụng lên bề mặt da, niêm mạc của các hốc tự nhiên.
- Được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị và phòng nhiều bệnh lý khác nhau: Tiêu chảy, Rối loạn tiêu hóa, Tăng miễn dịch, Rối loạn mỡ máu, Béo phì…. và trong mỹ phẩm
3.2. Men tiêu hóa (enzyme)
- Dưới tác động của các Enzyme men tiêu hóa, thức ăn được phân cắt thành dạng nhũ tương giúp nhung mao ruột có thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng để nuôi dưỡng cơ thể.
- Tinh bột được amylaza phân cắt thành các phân tử đường glucose, fructose
- Proteinase phân cắt protein thành các acid amin
- Lipase phân cắt lipid thành các acid béo đơn, có phân tử nhỏ dễ hấp thu
IV. Hệ sinh thái (môi trường sống)
4.1. Men Vi Sinh (probiotic)
- Do là sinh vật sống, có cấu trúc dạng tế bào nên chúng sống cộng sinh với cơ thể và hình thành một hệ sinh thái gồm các vi khuẩn hữu ích, vi khuẩn có hại và nấm men.
- Ngày nay với sự phát triển của khoa học, đã chứng minh được nhiều vai trò quan trọng của hệ này, bởi vậy hệ sinh thái này còn được gọi là hệ Microbiome
- Microbiome có vai trò như “hệ gene thứ 2 của cơ thể”
4.2. Men tiêu hóa (enzyme)
- Không có hệ sinh thái
- Trong ống tiêu hóa có thể tồn tại một lúc nhiều loại Enzyme tiêu hóa
- Trong nghành công nghiệp dược và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các nhà sản xuất cũng có thể cho ra các sản phẩm chứa nhiều loại Enzyme trong cùng một dung môi mà không hề làm ảnh hưởng tới nhau.
Bài viết tương tự
20
Tháng 08
Men vi sinh (probiotic) trị tiêu chảy cấp do dùng dùng kháng sinh
1. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp Tiêu chảy cấp là một bệnh rất thường gặp, đặc biệt ở các nước đang phát triển, còn HẠN CHẾ về vệ sinh phòng dịch, kiểm soát an toàn thực phẩm, kiểm soát bệnh truyền nhiễm,… đặc biệt việc tự ý dùng KHÁNG SINH, không theo chỉ dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế. Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp: Tự dùng kháng sinh khi bị ho, sốt, khò khè, sổ mũi …. (đặc biệt ở trẻ em) Thực phẩm không đảm bảo an toàn, kém chất lượng, không đạt ATTP Chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi (thường gặp ở trẻ em, đặc biệt giai đoạn tập ăn dặm) Do virus, thường nhiều người bị và có thể gây thành dịch nếu không kiểm soát tốt. Do dùng hóa trị và xạ trị trong điều trị ung thư Do các bệnh đường tiêu hóa: Viêm loét dạ dày, Viêm ruột cấp, Viêm đại trực tràng, hội chứng IBS, Crohn, Gert, Dị ứng thức ăn …. Do các bệnh mạn tính kèm theo, phải dùng thuốc dài ngày. Các trường hợp can thiệp ngoại khoa, hồi sức cấp cứu, phải dùng kháng sinh dài ngày Do ký sinh trùng và nhiều nguyên nhân khác nữa. 2. Vai trò của men vi sinh (probiotic) trong hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp Tạp chí J.Am Acad Nurse Paract tháng 7/2011: 23(6):269-74; Đăng tải TỔNG HỢP các bài viết về sử dụng men vi sinh (probiotic) để phòng ngừa và điều trị “tiêu chảy cấp” do dùng kháng sinh. Hiện nay, tình hình sử dụng kháng sinh không đúng (bán tự do, tự mua tự uống…) ở các nước đang phát triển và chậm phát triển rất phổ biến, gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng cho người bệnh và cho kinh tế xã hội (Việt nam là một trong số các nước như vậy): Hậu quả: Gây tiêu chảy cấp do loạn khuẩn đường ruột dẫn đến tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng còi xương tăng cao. Tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc tăng cao gây khó khăn và tốn kém trong điều trị bệnh. Dị ứng, “shock”do dùng không đúng nhóm kháng sinh… Mục đích: Tiêu chảy cấp do dùng kháng trở nên nguy hiểm và rất phổ biến trên thế giới (đặc biệt các nước đang phát triển). Bởi vậy các nhà khoa học đã thành lập ra một hiệp hội nghiên cứu về vấn đề này - Hiệp hội phòng chống tiêu chảy do dùng kháng sinh viết tắt là ADD (Antibiotic Associated Diarrhea) Bài viết này là tổng hợp các nghiên cứu có sẵn về vai trò của men vi sinh (probiotic: L.acidophilus và L.casei) để ngăn ngừa và điều trị “tiêu chảy cấp” khi dùng kháng sinh (ADD) và ỉa chảy do Clostridium (Clostridium Di cile Associated Diarrhea - CDAD). Vai trò của men vi sinh (probiotic) trong điều trị tiêu chảy cấp Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi dùng men vi sinh (probiotic) giảm được số ngày nằm điều trị tiêu chảy tại các cơ sở y tế lên tới 44% cho nhóm ADD và 71% cho nhóm CDAD. Việc dùng men vi sinh (probiotic) giảm được số ngày điều trị hoặc giảm tần suất nhập viện trở lại (thường gặp ở các trường hợp ỉa chảy AAD/ CDAD) là rất có ý nghĩa: Giảm được chi phí điều trị Giảm ngày công lao động của người bệnh Giảm tỷ lệ còi xương suy dinh dưỡng do tiêu chảy ở trẻ em… Giúp đưa ra được một chiến lược chung cho việc sử dụng kháng sinh: Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh, ưu tiên sử dụng các nhóm có khả năng nhạy cảm cao với vi khuẩn (phổ kháng khuẩn rộng). Các nhà nghiên cứu cùng đồng thuận về khuyến cáo sử dụng kháng sinh: Nên sử dụng phối hợp Kháng sinh cùng men vi sinh (probiotic: L.acidophillus và L.casei) để giảm các tác dụng phụ - tiêu chảy cấp và hậu quả gây ra bởi AAD và CDAD. www.nutripax.vn https://www.facebook.com/nutripax. #Kiếnthức_menvisinh #tiêu_chảy #fermentix #lezenfant
Đọc thêm
09
Tháng 08
Sự khác nhau giữa Men vi sinh (probiotic) & Men tiêu hóa (enzyme)
I. Nguồn gốc 1.1. Men Vi Sinh (probiotic) Cơ thể không tự tổng hợp được, phải bổ sung từ bên ngoài. Tồn tại trong môi trường, các hốc tự nhiên và bề mặt da của cơ thể. Có rất nhiều chủng vi sinh vật sống và tồn tại với nhau, trong môi trường thuận lợi chúng kết hợp với nấm men tạo ra một số enzyme. 1.2. Men tiêu hóa (enzyme) Cơ thể tự tổng hợp được từ các tuyến như: tuyến nước bọt, gan, tụy… Sau khi tổng hơp, các enzyme có thể được đổ vào ống tiêu hóa hoặc tích trữ vào cơ quan phù hợp (ví dụ túi mật) Trong ống tiêu hóa (hoặc trong dung môi) có thể tồn tại nhiều loại enzyme khác nhau. II. Cấu trúc 2.1. Men Vi Sinh (probiotic) Là một sinh vật sống. Có cấu trúc dạng tế bào, có trao đổi chất và có khả năng sản sinh ra các chất trung gian hóa học Chia thành rất nhiều chủng khác nhau 2.2. Men tiêu hóa (enzyme) Không phải là sinh vật sống Có cấu trúc dạng phân tử hóa học Chia thành một số loại chính như: Amylase, Lipase, Proteinase, Cellulosase .. III. Công dụng 3.1. Men Vi Sinh (probiotic) Bổ sung lợi khuẩn giúp thiết lập lại thế “cân bằng” của hệ vi sinh trong cơ thể. Tác động toàn diện và rộng rãi lên nhiều cơ quan khác nhau như: Tác dụng lên chức năng của hệ tiêu hóa. Tác dụng lên hệ miễn dịch. Tác dụng lên hấp thu và chuyển hóa cholesterol, lipid, glucid … Tác dụng lên bề mặt da, niêm mạc của các hốc tự nhiên. Được ứng dụng rộng rãi trong hỗ trợ điều trị và phòng nhiều bệnh lý khác nhau: Tiêu chảy, Rối loạn tiêu hóa, Tăng miễn dịch, Rối loạn mỡ máu, Béo phì…. và trong mỹ phẩm 3.2. Men tiêu hóa (enzyme) Dưới tác động của các Enzyme men tiêu hóa, thức ăn được phân cắt thành dạng nhũ tương giúp nhung mao ruột có thể hấp thu dưỡng chất dễ dàng để nuôi dưỡng cơ thể. Tinh bột được amylaza phân cắt thành các phân tử đường glucose, fructose Proteinase phân cắt protein thành các acid amin Lipase phân cắt lipid thành các acid béo đơn, có phân tử nhỏ dễ hấp thu IV. Hệ sinh thái (môi trường sống) 4.1. Men Vi Sinh (probiotic) Do là sinh vật sống, có cấu trúc dạng tế bào nên chúng sống cộng sinh với cơ thể và hình thành một hệ sinh thái gồm các vi khuẩn hữu ích, vi khuẩn có hại và nấm men. Ngày nay với sự phát triển của khoa học, đã chứng minh được nhiều vai trò quan trọng của hệ này, bởi vậy hệ sinh thái này còn được gọi là hệ Microbiome Microbiome có vai trò như “hệ gene thứ 2 của cơ thể” 4.2. Men tiêu hóa (enzyme) Không có hệ sinh thái Trong ống tiêu hóa có thể tồn tại một lúc nhiều loại Enzyme tiêu hóa Trong nghành công nghiệp dược và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, các nhà sản xuất cũng có thể cho ra các sản phẩm chứa nhiều loại Enzyme trong cùng một dung môi mà không hề làm ảnh hưởng tới nhau. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #Kiếnthức_menvisinh #Fermentix #LAXIPLUS_LezEnfant
Đọc thêm
26
Tháng 07
Men vi sinh hỗ trợ trị tiêu chảy, táo bón
1. Khi nào nên dùng men vi sinh? Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn, do virus, do dị ứng thức ăn, do xạ trị trong ung thư Trẻ dùng kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Trẻ kém hấp thu, chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng. Trẻ bị bất dung nạp đường lactose có trong sữa. Ngoài ra, men vi sinh còn được sử dụng hỗ trợ điều trị triệu chứng về rối loạn tiêu hóa như: táo bón, đầy bụng khó tiêu, viêm dạ dày do vi khuẩn HP… 2. Tại sao men vi sinh lại hỗ trợ điều trị cả “Tiêu chảy” và “Táo bón”? 2.1. Men vi sinh hỗ trợ trị tiêu chảy Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài phân lỏng, số lần đi ngoài từ 3 lần/ngày trở lên. Tiêu chảy được chia làm 3 loại: Tiêu chảy cấp tính (kéo dài từ một ngày đến 1 tuần) Tiêu chảy bán cấp (kéo dài trong khoảng 3 tuần) Tiêu chảy mạn tính (kéo dài trên 4 tuần). Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy: Sử dụng kháng sinh kéo dài Do nhiễm virus, nhiễm kí sinh trùng, dị ứng thức ăn,… Do không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tiêu chảy làm rối loạn tiêu hóa của trẻ, mất nước, rối loạn điện giải, tiêu chảy kéo dài còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy thường mất lớp lợi khuẩn bảo vệ đường ruột nên việc bổ sung men vi sinh là cần thiết. Mặt khác, hệ vi sinh đường ruột của trẻ thường chưa ổn định, vì vậy cần bổ sung thêm lợi khuẩn để lấy lại hệ cân bằng đường ruột, khống chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại gây tiêu chảy, tăng cường hệ miễn dịch, giúp hấp thu các chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Nếu bé đến bị tiêu chảy trên 3 ngày, sẽ gây ra tình trạng bất dung nạp đường Lactose thứ phát. Điều này thường làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy và là lý do làm kéo dài thêm tình trạng tiêu chảy của trẻ. Chính vì vậy bổ sung sớm men vi sinh cho trẻ là phương pháp tốt nhất để hỗ trợ điều trị tiêu chảy hiệu quả. Lưu ý: Không tụ dùng kháng sinh trong trị tiêu chảy, dùng kháng sinh không đúng làm cho tình trạng bệnh trầm trọng hơn 2.2. Men vi sinh hỗ trợ trị táo bón Táo bón ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trẻ, khi táo bón phân bị tích lại trong ruột già khiến trẻ bị đau bụng, khó chịu, quấy khóc nhiều. Nguyên nhân dẫn đến táo bón: Do chế độ ăn của trẻ thiếu chất xơ và ít nước nên sẽ làm cản trở quá trình lợi khuẩn phân hủy các chất cặn bã trong ruột. Do dị dạng tại đường tiêu hóa (khúc ruột già), do giảm nhu động ruột hoặc chức năng ruột chưa hoàn thiện. Khi thiếu chất xơ, làm cho phân khô cứng, các lợi khuẩn không có “nguyên liệu” để sinh sống và không làm xốp, mềm phân được. Nếu táo bón kéo dài sẽ dẫn dến hiện tượng lười ăn, từ đó có thể sẽ thiếu chất làm chậm tăng cân, còi xương, suy dinh dưỡng. Chính vì vậy cần bổ sung men vi sinh để tăng cường số lượng lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất cặn bã trong ruột, đặc biệt nên bổ sung các loại men vi sinh có thêm chất xơ hòa tan (liệu pháp Synbiotic) để lợi khuẩn phát triển và phát huy tối đa chức năng của mình. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #Kiếnthức_menvisinh #Fermentix #LAXIPLUS_LezEnfant
Đọc thêm
17
Tháng 07
Men vi sinh hỗ trợ trị biếng ăn
1. Tại sao "men vi sinh" giúp ham ăn? Biếng ăn ở trẻ nhỏ là một tình trạng rất thường gặp và làm các mẹ rất đau đầu! Để khắc phục được tình trạng này đòi hỏi các mẹ phải trang bị tốt kiến thức nuôi con và khi cần thiết – nên tư vấn bởi các nhân viên y tế để tìm ra nguyên nhân. Nguyên nhân gây biếng ăn có rất nhiều, ví dụ: Trẻ bị ho sốt, khó ở trong người, mệt mỏi Bị các bệnh liên quan tới tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón… Do cách chế biến không hợp khẩu vị và trình bày món ăn không hấp dẫn với trẻ Do tâm lý “ức chế” mỗi khi ăn Do thiếu các “vi chất” như kẽm, vitamin nhóm B Nguyên nhân thường gặp và phổ biến nhất có lẽ là do DÙNG KHÁNG SINH dẫn tới tiêu chảy 2. Vai trò men vi sinh hỗ trợ trị biếng ăn sau điều trị bằng kháng sinh. Khi dùng kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hệ quả là bị tiêu chảy, phân sống. Như ở các “topic” trước chúng ta đã biết men vi sinh (probitic) là những vi khuẩn có lợi. Khi đưa vào cơ thể với số lượng hợp lý sẽ tốt cho đường tiêu hóa. Các vi khuẩn này giúp hấp thu các dưỡng chất từ thức ăn (các vitamin, các acid amin) sản xuất acid lactic – tạo môi trường bất lợi cho vi khuẩn có hại và kiềm chế sự phát triển của chúng. Mặt khác, men vi sinh giúp tăng hấp thu canxi, các chất khoáng và ngăn ngừa, tăng cường hệ miễn dịch đường ruột. Khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thực hiện tốt chức năng tiêu hóa của mình sẽ giúp kích thích ăn ngon ở trẻ. Bởi vậy chúng ta hoàn toàn có thể dùng men vi sinh cho trẻ biếng ăn, thời gian dùng phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bé và nên được tư vấn bởi các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. #NutriPax #TrungTâm_DinhDưỡng_NutriPax #NutriPax_dinhdưỡng_chuyênbiệt #Kiếnthức_menvisinh #Fermentix #LAXIPLUS_LezEnfant
Đọc thêm