-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Vitamin là vi chất dinh dưỡng mà cơ thể cần được bổ sung mỗi ngày. Nhưng bạn có biết loại vitamin nào là loại thiết yếu của cơ thể .Nếu thiếu chúng, cơ thể của bạn sẽ gặp một số bệnh và ảnh hưởng tới sức khỏe và vóc dáng. Trong bài viết này, NUTRIPAX sẽ cùng bạn tìm hiểu về các vitamin cần thiết cho cơ thể đó nhé! Những vitamin cần thiết cho cơ thể Theo các nghiên cứu khoa học thì có 13 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bao gồm vitamin A, C, D, E, K và vitamin nhóm B. Những loại vitamin này bạn có thể dễ dàng tìm thấy trong thực phẩm 1. Vitamin A Vitamin A tồn tại dưới hai hình thức là retinol và carotenoid, ngoài việc giữ cho đôi mắt khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng khi về già, Vitamin A còn hoạt động như chất chống oxy hóa làm vô hiệu hóa các gốc tự do và giảm khả năng phá hoại của chúng, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Nguồn thực phẩm giàu Vitamin A: trái cây màu cam hoặc đỏ, rau màu xanh đậm, lòng đỏ trứng, sữa và các sản phẩm có nguồn gốc từ sữa, gan động vật và một số loại ngũ cốc 2. Vitamin C Vitamin C còn được gọi là axit ascorbic có vai trò quan trọng trong việc oxy hóa khử các gốc oxy hóa tự do, chữa lành các vết thương. Loại vitamin này là chất không thể thiếu giúp cơ thể hấp thụ sắt. Ngoài ra Vitamin C còn đảm nhận nhiệm vụ sản xuất tế bào hồng cầu mới, cung cấp oxy tới não và các tế bào khác của cơ thể Các loại quả thuộc họ cam, ớt, bông cải xanh và cà chua là nguồn thực phẩm rất giàu vitamin C. 3. Vitamin D Vitamin D cùng với canxi giúp duy trì sự chắc khỏe của xương. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến bệnh loãng xương. Lòng đỏ trứng gà, gan, cá và sữa là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D lý tưởng. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng. 4. Vitamin E Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitamin E còn có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, đục thủy tinh thể và thậm chí cả ung thư. Nguồn vitamin E có trong các loại hạt và sản phẩm từ hạt, mầm lúa mì, dầu gan cá và bơ thực vật 5. Vitamin K Vitamin K giúp máu đông một cách nhanh chóng và chúng góp phần tạo ra protein cho các mô và xương. Củ cải đường và rau bina là loại thực phẩm đặc biệt giàu vitamin K. Bên cạnh đó kiwi, quả mâm xôi quả việt quất cũng có chứa rất nhiều vitamin K. 6. Vitamin nhóm B Vitamin nhóm B gồm: B1, B2, B3, B4, B5, B6, B8, B9, B12 Axit folic hay Vitamin B9 đóng vai trò quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Nếu không dung nạp đủ lượng axit folic trong giai đoạn này, con của bạn có thể bị khuyết tật ống thần kinh hoặc cột sống. Vitamin B9 cũng giúp sản xuất các tế bào máu, ngăn ngừa bệnh thiếu máu Vitamin B6 hỗ trợ quá trình trao đổi chất và tạo điều kiện thuận lợi giúp não hoạt động tốt. Nếu cơ thể thiếu vitamin này rất dễ dẫn đến nguy cơ thiếu máu và thậm chí có thể mắc chứng trầm cảm Vitamin B12 còn được gọi là cyanocobalamin có tác dụng hữu ích trong việc hình thành các tế bào mới, sản xuất protein cũng như hỗ trợ tích cực cho quá trình trao đổi chất. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy vitamin nhóm B trong các thực phẩm mà bạn sử dụng hàng ngày như gạo, ngũ cốc, thịt, sữa, hoa quả,... NUTRI-PAX _Chuyên gia dinh dưỡng NUTRI-PAX cung cấp các gói dịch vụ: Khám, tư vấn online cho các MẸ và BÉ Tư vấn điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đến với chúng tôi, các bé sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ có những phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, để được tư vấn trực tiếp, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmTrong suốt thai kỳ, chế độ dinh dưỡng mà mẹ bầu sử dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thai nhi. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì các mẹ bầu cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết khi mang thai, để thai nhi phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ các dưỡng chất mà các mẹ nên bổ sung để có một thai kỳ khỏe mạnh 1. Sắt Sắt là khoáng chất cần thiết để sản sinh ra máu, nuôi dưỡng các hồng cầu của thai nhi, giúp thai nhi phát triển bình thường. Để có đủ sắt, phụ nữ mang thai nên ưu tiên các nhóm thực phẩm như: các loại thịt màu đỏ đặc biệt là thịt bò, gan động vật, khoai tây hoặc uống thêm viên bổ sung sắt dưới sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng 2. Canxi Canxi là khoáng chất cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở em bé. Khi mang thai nếu người mẹ không có đủ canxi thì bé sẽ dễ bị nhiều biến chứng như còi xương. Canxi có nhiều trong sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Ngoài ra, tôm, cua, cá hồi, cải thìa.. cũng là những thực phẩm chứa nhiều canxi. 3. Kẽm Với bà bầu, thiếu kẽm dễ bị nôn ói kéo dài, thai nhẹ cân, kém phát triển. Nếu thông qua ăn uống không đủ kẽm, mẹ cần uống thêm thực phẩm bổ sung kẽm và nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi uống. Kẽm có nhiều trong các loại hải sản, thịt bò, gan bò, các ngũ cốc thô, rau của quả… 4. Axit folic Axit folic là dưỡng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và phân chia các tế bào và đồng thời giúp phòng ngừa những dị tật về thần kinh ở thai nhi. Bạn có thể bổ sung axit folic bằng cách ưu tiên chọn các nhóm thực phẩm rau xanh, các loại rau mầm và các loại quả như cam, bơ, cà chua, và các loại gạo nguyên cám, ngũ cốc dinh dưỡng… 5. Omega 3 Hai acid béo không no có trong Omega 3 là DHA và EPA được chứng minh có tác dụng tốt cho tim mạch, giảm xơ vữa động mạch và tốt cho não bộ. Ngoài ra việc tăng cường Omega 3 còn có tác dụng phòng tránh trầm cảm, giảm rạn da bụng cho bà bầu, giúp bé phát triển não bộ. Nguồn Omega 3 có chủ yếu trong các loại cá chứa dầu như cá hồi, cá xacđin (sardines). 6. Vitamin D Khi mang thai, nếu cơ thể người mẹ không có đủ Vitamin D, ngoài bị loãng xương thì mẹ dễ bị tiểu đường, nhiễm trùng âm đạo và có nguy cơ bị tiền sản giật cao, gây nguy hiểm cho mẹ và con. Đối với thai nhi, thiếu vitamin D trẻ dễ bị nhẹ cân, còi xương bào thai, sau khi sinh trẻ dễ bị bẹp đầu do hộp sọ bị mềm, chậm phát triển hệ xương và miễn dịch… Việc bổ sung đầy đủ vitamin D trong suốt thai kỳ rất cần thiết cho sự phát triển hệ xương của em bé sau này. Vitamin D có nhiều nhờ hấp thu từ ánh nắng mặt trời và có nhiều trong gan, trứng, cá biển, dầu gan cá. 7. Chất xơ Chất xơ giúp bà bầu duy trì trọng lượng ổn định, giữ lượng đường trong máu ổn định, đồng thời ngăn ngừa táo bón thai ký. Chất xơ có mặt ở hoa quả, rau xanh, đậu đỗ, ngũ cốc…Ăn ít chất xơ dễ bị táo bón và còn làm tăng nguy cơ dư cân ở bà bầu. May mắn là chất xơ khá dồi dào trong hoa quả, củ, đậu đỗ, rau xanh, nhất là táo, súp lơ, quả dâu rất nhiều chất xơ nên dễ dàng để bổ sung. 8. NUTRI-PAX _Chuyên gia dinh dưỡng NUTRI-PAX cung cấp các gói dịch vụ: Khám, tư vấn online cho các MẸ và BÉ. Tư vấn điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đến với chúng tôi, bạn sẽ được các Chuyên gia Dinh dưỡng kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ có những phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, để được tư vấn trực tiếp, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmCanxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng và cần thiết đối với việc duy trì sức khỏe xương khớp và hoạt động sống của con người. Thiếu canxi là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh xương khớp, đặc biệt là loãng xương khiến xương bị yếu, giòn và dễ gãy. 1. Vai trò của canxi với cơ thể và cơ xương khớp Canxi chiếm tới 1,5%-2% trọng lượng cơ thể, trong đó đến 98-99% tập trung ở xương và răng, lượng canxi còn lại (khoảng 1%) nằm trong máu và các tế bào. Canxi là thành phần quan trọng nhất của bộ xương, giúp xương phát triển, cải thiện chiều cao và tầm vóc của trẻ em trong độ tuổi dậy thì, giúp duy trì một bộ xương chắc khỏe. Canxi còn có vai trò quan trọng đối với hệ cơ, hiện tượng co cơ sẽ không thể thực hiện nếu không có mặt của Canxi. Nên có thể nói canxi là nguyên tố không thể thiếu được đối với việc duy trì và đảm bảo cho hệ cơ vận động, đặc biệt duy trì nhịp đập của tim, quá trình đông máu và nhiều hoạt động chuyển hóa của cơ thể. 2. Nguyên nhân dẫn đến thiếu canxi? Thiếu canxi trong cơ thể thường do hai nhóm nguyên nhân: - Suy dinh dưỡng (chế độ ăn uống hằng ngày nghèo dinh dưỡng, không đủ canxi, thiếu vitamin D) - Do rối loạn chuyển hóa canxi (bởi rối loạn nội tiết tố, lão hóa, do lối sống thiếu vận động) 3. Tác hại của thiếu canxi - Đối với trẻ em: Dấu hiệu sớm của thiếu canxi là hay khóc đêm, khó ngủ, hay cáu gắt, không tập trung cho nên học tập sa sút. Nặng hơn có thể dẫn đến tình trạng co giật các cơ (chân, tay, mặt, miệng méo). Và nếu thiếu canxi kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng còi xương, làm trẻ tăng trưởng kém, chậm mọc răng, dẫn tới trẻ chậm phát triển chiều cao, biến dạng xương (chân hình chữ X, chữ 0), gây biến dạng lồng ngực, xương sọ hoặc biến dạng khung xương chậu, nguy hiểm nhất là xảy ra ở bé gái, khi lớn lên, sinh nở sẽ gặp khó khăn. - Đối với người trưởng thành: Đặc biệt là người tuổi cao, phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã mãn kinh, thiếu canxi sẽ dẫn đến giảm trọng lượng xương, xốp xương và xương giòn dễ gẫy. Bên cạnh đó, có thể gặp dấu hiệu của suy nhược thần kinh, tê chân tay, hay quên, tinh thần không ổn định, mất ngủ, dễ cáu gắt, đau đầu, tính tình thay đổi thất thường. Khi thiếu canxi huyết: Sẽ gây hội chứng hạ canxi huyết, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Dấu hiệu nhẹ, thường bắt đầu bằng các dấu hiệu như: tê ở một số bộ phận trong cơ thể (lưỡi, môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân), nặng thì có thể có hiện tượng co cơ xảy ra trên toàn bộ cơ thể (chân, tay đột nhiên bị co rút, cứng lại, khó cử động, đau đớn, co giật khu trú hoặc một vùng nào đó) và có thể bị co thắt các cơ hô hấp gây khó thở, dễ nhầm với bệnh uốn ván. 4. Bổ sung canxi qua chế độ ăn như thế nào? Trung bình, một người trưởng thành cần bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên khẩu phần ăn của người Việt Nam chỉ đáp ứng được 50 - 60% nhu cầu hàng ngày đó. Canxi được nạp vào cơ thể qua các bữa ăn hàng ngày, bởi vậy chúng ta nên chọn các loại thực phẩm giàu canxi như: Các món hải sản (tôm, cua, sò, cá...) Các loại rau màu xanh đậm (rau diếp, bắp cải, cải xoăn, cần tây...) là những thực phẩm tốt cho sức khỏe xương. Vitamin K trong rau xanh là yếu tố hình thành của osteocalcin, giúp tích tụ canxi vào xương. Nguồn canxi quý giá từ sữa và các chế phẩm của sữa như sữa chua, phô mai... 5. Giải pháp cho bạn từ NUTRI-PAX _Chuyên gia dinh dưỡng NUTRI-PAX cung cấp các gói dịch vụ: Khám, tư vấn online cho các mẹ và bé Tư vấn điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng đối tượng cụ thể Đến với chúng tôi, bạn sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng kiểm tra về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ có những phác đồ điều trị và chăm sóc dinh dưỡng phù hợp nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, để được tư vấn trực tiếp, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmCanxi là một khoáng chất vô cùng quan trọng và cần thiết đối với hoạt động sống của con người. Nếu cơ thể thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Chính vì thế mà chúng ta không nên chủ quan với những dấu hiệu chứng tỏ cơ thể đang bị thiếu canxi. Trong bài viết hôm nay, NUTRIPAX xin chia sẻ với các bạn những dấu hiệu này, để các bạn có cái nhìn tổng quan về tình trạng của mình và có hướng xử lý phù hợp nhất. 1. Canxi đóng vai trò như thế nào đối với con người? Trong cơ thể, Canxi chiếm 1,5 - 2% trọng lượng cơ thể người. Canxi tồn tại ở nhiều cơ quan, bộ phận, ví dụ như: xương, răng, móng chân, móng tay,… Trong cơ thể người, canxi cấu tạo nên xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Ngoài ra, canxi còn cần cho quá trình hoạt động của thần kinh cơ, hoạt động của tim, chuyển hoá của tế bào và quá trình đông máu. Không thể phủ nhận rằng, canxi là nguyên tố thiết yếu giúp cơ thể hoạt động và phát triển ổn định. Đó là lý do vì sao các bác sĩ luôn khuyến khích bổ sung vừa đủ lượng canxi để hạn chế nguy cơ thiếu canxi, đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe và hoạt động của các cơ quan, gây ra nhiều bệnh về xương khớp 2. Nguyên nhân nào gây ra tình trạng thiếu canxi? Tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa canxi hoặc là suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể. Nhưng lý do chính đó là người dân ăn uống không đầy đủ chất, không cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Trung bình một người trưởng thành phải bổ sung khoảng 1.200 mg canxi mỗi ngày, tuy nhiên chúng ta chỉ đạt được 50 - 60% yêu cầu. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu canxi cũng xảy ra khi bạn gặp vấn đề rối loạn chuyển hóa canxi, do nội tiết tố không ổn định. Trong trường hợp này, khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể kém hơn so với bình thường dù đã được bổ sung đầy đủ canxi. 3. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu canxi trầm trọng Thiếu canxi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cơ thể. Vì vậy, chúng ta không thể chủ quan trước hiện tượng này. Ngay từ bây giờ, bạn nên nắm được những dấu hiệu bất thường nếu cơ thể bị thiếu hụt canxi. 3.1. Các dấu hiệu liên quan đến xương khớp, răng và móng tay Khi bị thiếu canxi, chúng ta sẽ gặp phải một số hiện tượng như chuột rút, thường xuyên bị đau ở bắp đùi, nách hoặc là cánh tay,…. bạn có thể cảm thấy tê mỏi chân tay, lưng hoặc vai gáy nếu phải giữ nguyên một tư thế quá lâu. Đối với người cao tuổi, nếu bị thiếu canxi trầm trọng, họ có thể gặp các bệnh về loãng xương, thoái hóa các đốt sống,… Bên cạnh đó, khi cơ thể không được cung cấp đủ canxi, răng của bạn sẽ trở nên yếu ớt hơn một cách bất thường, các móng tay, móng chân trở nên yếu đi, giòn hơn và cực kỳ dễ gãy. 3.2. Các dấu hiệu liên quan tới hệ thần kinh Khi cơ thể thiếu canxi, hệ thần kinh cũng chịu nhiều tác động. Bình thường, canxi sẽ phối hợp với một số nguyên tố khác kiểm soát xung điện trong cơ thể và giảm nguy cơ co giật. Khi bị thiếu hụt canxi, nguy cơ bị co giật hoặc co thắt cơ rất cao và có thể bị mất ngủ liên tục, chất lượng giấc ngủ rất kém. 4. Nên làm gì để hạn nguy cơ thiếu canxi? Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và hạn chế nguy cơ thiếu canxi, mọi người nên chủ động bổ sung đầy đủ khoáng chất này thông qua bữa ăn hàng ngày và một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Bạn nên ưu tiên nạp vào cơ thể các loại thực phẩm chứa canxi có sẵn trong tự nhiên, ví dụ như hải sản: tôm, cua, các loại rau xanh, đặc biệt là sữa và các chế phẩm của chúng. Bên cạnh đó, hãy dành một chút thời gian tập luyện thể dục thể thao sẽ vừa giúp cơ thể dẻo dai, vừa đảm bảo sức khỏe tốt nhất. 5. NUTRIPAX - Trung tâm tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn NUTRIPAX cung cấp các gói dịch vụ khám, tư vấn, điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi. Đến với chúng tôi, các bé sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ được tư vấn dinh dưỡng và có những phác đồ chăm sóc dinh dưỡng hoặc điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Thiếu canxi hiện là một tình trạng khá phổ biến nên các bạn không nên chủ quan. Tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmTrẻ biếng ăn là vấn đề nan giải khiến không ít bố mẹ phải đau đầu. Biếng ăn kéo dài sẽ gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, bị chậm phát triển, dễ mắc các bệnh mãn tính, trí tuệ kém phát triển so với bạn bè cùng tuổi… Vậy bố mẹ cần làm gì để trẻ hết biếng ăn. Trong bài viết này, NUTRIPAX sẽ chia sẻ 5 cách giúp trẻ hết biếng ăn nhanh chóng. 1. Tại sao trẻ lại biếng ăn? Biếng ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 - 6. Biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau và nó ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất và trí tuệ của trẻ như: - Biếng ăn do sinh lý: trẻ bị bệnh: ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa…, trẻ bị thiếu các chất cần thiết như canxi, sắt, kẽm,... - Biếng ăn do tâm lý: trẻ sợ ăn do bị bố mẹ ép ăn, bị đánh mắng nếu không chịu ăn - Biếng ăn do chế độ ăn không phù hợp: ăn lặt vặt quá nhiều, quá nhiều chất dinh dưỡng trong bữa ăn, không hợp khẩu vị… Các nguyên nhân có thể xảy ở các mức độ khác nhau và ở mỗi trẻ cụ thể. Vì thế, khi thấy bé có dấu hiệu biếng ăn, mẹ cần phải bình tĩnh xử lý, tránh để tình trạng trở nên tồi tệ hơn. 2. Bé biếng ăn phải làm sao? Rất nhiều bố mẹ lo lắng không biết nên làm gì khi trẻ biếng ăn bởi nếu tình trạng này tiếp diễn dài, bé có thể bị suy dinh dưỡng Hãy để bữa cơm trở nên vui vẻ Bố mẹ hãy để cho bé ngồi ăn chung bàn cùng với các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, bố mẹ hãy để bé tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn thông qua chạm, cầm, bốc thức ăn và hướng dẫn bé cầm muỗng, thìa. Khi bé tự ăn, bố mẹ nên khen ngợi bé để khuyến khích bé ăn ngon miệng hơn Không nên làm bé bị căng thẳng Trong bữa ăn, bố mẹ không nên ép bé ăn vì như thế sẽ khiến bé bị căng thẳng và có cảm giác sợ ăn. Bố mẹ chỉ nên cho bé ăn từng phần nhỏ, lần lượt hết phần nhỏ này sang phần nhỏ khác để bé không có cảm giác căng thẳng Chú ý thời gian cho mỗi bữa ăn Dù bé ăn ít hay ăn nhiều thì bố mẹ chỉ nên để thời gian cho bé ăn trong 30 phút. Nhờ đó mà bé không phải chịu áp lực trong việc bị bố mẹ ép ăn, khiến bữa ăn của bé vui vẻ và thoải mái hơn Khoảng cách giữa các bữa ăn Khoảng cách giữa các bữa ăn được các bác sĩ khuyến cáo là cách khoảng từ 4 - 5 tiếng bởi vì Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá gần: bé chưa có cảm giác đói. Nếu khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa: bé đã cảm thấy mệt nên ăn càng ít Đặc biệt, không nên để trẻ ăn vặt trước các bữa ăn để không làm bé bị ngang bụng trước bữa chính Chế biến thức ăn theo nhiều hình dạng ngộ nghĩnh Thức ăn được chế biến theo những hình dạng ngộ nghĩnh và bày biện đẹp mắt sẽ kích thích thị giác của bé, giúp bé thấy ngon miệng hơn. Vì vậy bố mẹ hãy dành một chút thời gian để sáng tạo cho các bé những món ăn đẹp mắt giúp bé không còn biếng ăn nữa nhé Tham khảo ý kiến của bác sĩ Bên cạnh việc bố mẹ thiết kế khẩu phần ăn của bé dựa theo tháp dinh dưỡng, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ cũng rất quan trọng. Thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn biết nguyên nhân khiến bé biếng ăn và nhu cầu dinh dưỡng của bé ra sao. Từ đó bố mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn cho bé phù hợp và khoa học hơn. 3. NUTRIPAX - Trung tâm tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn NUTRIPAX cung cấp các gói dịch vụ khám, tư vấn, điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa tuổi. Đến với chúng tôi, các bé sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ được tư vấn dinh dưỡng và có những phác đồ chăm sóc dinh dưỡng hoặc điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. Trẻ biếng ăn là tình trạng phổ biến nhưng cha mẹ không nên chủ quan. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn tốt nhất. Trong thời gian dịch Covid-19, chúng tôi chỉ khám và tư vấn online, xin đặt lịch qua Fanpage....
Đọc thêmBiếng ăn hay chán ăn, lười ăn là một vấn đề thường gặp ở trẻ em ở mọi lứa tuổi, khiến cho không ít bố mẹ phải đau đầu. Tình trạng này khiến cho bữa ăn trở nên hết sức là căng thẳng giữa bố mẹ và các bé. Nếu tình trạng này không được giải quyết thì sẽ dẫn đến hậu quả trẻ thiếu vi chất, suy dinh dưỡng, chậm lớn. Trong bài viết này NUTRIPAX sẽ chỉ ra nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, cũng như là cách khắc phục để giúp các bố mẹ hiểu hơn về tình trạng của các con 1. Biếng ăn là gì? Biếng ăn, chán ăn hay lười ăn,... là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em trong mọi lứa tuổi. Biểu hiện của tình trạng này là trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, đến bữa ăn thì cảm thấy mệt mỏi, chán nản,... 2. Nguyên nhân khiến bé biếng ăn Có rất nhiều lý do khiến trẻ biếng ăn nhưng có 3 nguyên nhân phổ biến nhất: do bệnh lý, do tâm lý và do chế độ dinh dưỡng không phù hợp Trẻ biếng ăn do bệnh lý – Khi mẹ mang thai ăn ít hoặc ăn thiếu dinh dưỡng, dẫn đến thiếu nhiều vi chất như thiếu sắt, thiếu canxi, thiếu kẽm, thiếu các vitamin… khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ. Kết quả, trẻ sinh non tháng, thiếu cân dẫn đến lười bú mẹ ngay từ những tháng đầu sau khi sinh. – Trẻ mắc các bệnh cấp tính do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hệ hô hấp, hệ tiêu hóa khiến các vitamin & khoáng chất như vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B, Magie, B6, sắt, kẽm bị mất đi làm cho bé lười ăn. Tình trạng loạn khuẩn đường ruột phổ biến ở trẻ nhỏ khiến các bé bị chướng bụng, khó tiêu nên càng dễ khiến trẻ lười ăn hơn. – Trẻ mắc các bệnh mạn tính hoặc bẩm sinh: Tim bẩm sinh, bại não… – Trẻ mắc các bệnh tổn thương răng miệng: mọc răng, sâu răng, viêm hoặc loét vùng hầu họng… Trẻ biếng ăn do tâm lý Khi trẻ bị ốm, mọc răng... khiến cơ thể mệt mỏi, trẻ dễ bị biếng ăn. Ngoài ra có thể do người lớn thúc ép ăn, hoặc trẻ mải chơi trong khi ăn nên thường quát mắng, thậm chí đánh làm cho các con sợ bữa ăn, chỉ cần nghe hoặc nhìn thấy bát đũa là trẻ quay đi, khóc, chạy trốn hoặc ăn vạ chống đối Trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng không phù hợp Ngoài hai nguyên nhân biếng ăn do bệnh lý và tâm lý, có rất nhiều trường hợp khiến trẻ biếng ăn như chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp Khẩu phần ăn không cân đối giữa các chất dinh dưỡng Thức ăn không hợp khẩu vị với các bé Cho trẻ ăn vặt nhiều, uống nước ngọt trước khi ăn bữa chính. 3. Cách khắc phục tình trạng biếng ăn của bé Để giúp các bé ăn ngon miệng trở lại, bố mẹ cần phải kiên nhẫn và dành nhiều thời gian cho các con hơn - Có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên thay đổi món và cách chế biến các món ăn - Cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa, không nhồi nhét, ép bé ăn - Không cho trẻ uống hoặc ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì các thức ăn này tạo cảm giác “no giả” làm trẻ chán bữa ăn chính - Cho bé ăn tập trung ở trên bàn ăn trong tối đa 30 phút, nếu bé không thích ăn thì dừng bữa ăn ngay, chứ không ép bé ăn cố - Tham khao tư vấn dinh dưỡng từ các bác sĩ chuyên khoa để có chế độ chăm sóc phù hợp cho các bé 4. NUTRIPAX - Trung tâm tư vấn dinh dưỡng cho trẻ em và người lớn NUTRIPAX cung cấp các gói dịch vụ khám, tư vấn, điều trị và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi, đặc biệt các đối tượng như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, trẻ tuổi học đường, người trưởng thành, phụ nữ mang thai, người cao tuổi…cần hỗ trợ dinh dưỡng, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, nâng cao sức khỏe Đến với chúng tôi, khách hàng sẽ được các bác sĩ dinh dưỡng chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng dinh dưỡng và các bệnh lý nếu có, từ đó sẽ được tư vấn dinh dưỡng và có những phác đồ chăm sóc dinh dưỡng hoặc điều trị phù hợp, hiệu quả nhất. sóc phù hợp nhất cho con trẻ
Đọc thêm